Nguồn ảnh minh họa: internet

         QUỐC HỘI                                           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Luật số:   ... /2019/QH14                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Dự thảo 1 (27/07/2018)

 

LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Luật này quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
  2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan lý thuế quản lý thu được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định pháp luật khác có liên quan theo quy định của Chính phủ.

              Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người nộp thuế:
  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
  1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế, quản lý thu theo quy định của pháp luật;
  1. Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế;
  2. Tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế.
  1. Cơ quan quản lý thuế:
  1. Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế;
  2. Cơ quan hải quan gồm Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Cục kiểm tra sau thông quan, Chi cục hải quan.
  1. Công chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan.
  1. Tổ chức cung cấp dịch vụ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
  2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

             Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
  1. Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
  2. Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
  3. Tiền thuê đất, thuê mặt nước nộp ngân sách nhà nước;
  4. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

      đ) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

  1. Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
  1. Đại diện của người nộp thuế là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện một số thủ tục về thuế.
  2. Trụ sở của người nộp thuế là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hoá, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế.
  3. số thuế là một dãy số hoặc ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
  4. Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật quản lý thuế.
  5. Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp.
  6. Tờ khai hải quan là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
  7. Hồ sơ thuế là hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền chậm nộp,tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền nợ thuế; hồ sơ không thu thuế.
  8. Khai quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

....

Chi tiết bản dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, vui lòng tham khảo tại đây.

Hoặc tải về phiên bản mới tại:

/public/userfiles/files/3007_DU_THAO_LUAT_TCT_20180730160758.pdf

/public/userfiles/files/3007_TO_TRINH_CP_duthao_Luat_TCT_20180730160828.pdf

Văn bản khác